top of page
Search

HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM ‘KÉM CẠNH’ KHI CẠNH TRANH Ở THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI?

Writer: Duy Hưng LogisticsDuy Hưng Logistics

Trong cấu trúc giá thành của hàng hóa Việt, chi phí logistics bao gồm các yếu tố như lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi và vận chuyển hàng hóa. Tỷ lệ chi phí này đóng góp một phần lớn vào giá thành tổng thể. Cũng chính vì lẽ đó, tình trạng này đã làm mất đi lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam so với các nước trong khu vực.



Giá thành với khả năng cạnh tranh thấp?

Tổng Giám Đốc của Công ty TNHH AEON Việt Nam - một nhà bán lẻ lớn đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng như tiên phong trong công cuộc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang chuỗi siêu thị ở Nhật - ‘đau đầu’ khi nhắc đến sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài. Ông nhận xét chất lượng của xoài ở Việt Nam là tương đồng với ở Philippines và Thái Lan, nhưng khi được đưa vào thị trường Nhật, giá thành lại cao hơn so với mặt bằng chung đến xấp xỉ 20%. Việc này khiến cho mức độ tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam ở Nhật không hề cao. Ông cũng chia sẻ thêm, một trong những nguyên nhân khiến loại trái cây này có mức giá ‘trên trời’ là do CHI PHÍ Logistics Việt Nam cao hơn so với mặt bằng chung.


Các chuyên gia bán lẻ đã đào sâu vào vấn đề và cho hay, hàng hóa của Việt Nam trong quá trình xuất khẩu sang nước ngoài bị chi phối bởi quá nhiều chi phí, như: vận tải nội địa, phí và phụ phí vận tải do các hãng tàu tự ý thu của chủ hàng.


Một nguồn thông tin khác đến từ lĩnh vực dệt may, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang cho hay, chi phí logistics hiện nay của ngành hàng này là quá cao! So với Thái Lan, chi phí này cao hơn 6%, với Trung Quốc là 7%, với Malaysia là 12% và với Singapore thì thậm chí cao gấp 3 lần! Không thể nhầm lẫn được, đây chính là nguyên nhân khiến cho tính cạnh tranh của sản phẩm trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam giảm mạnh và khó có khả năng so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, mặc cho so với mặt bằng chung, Việt Nam có chi phí nhân công khá thấp! Ông Giang còn bình luận thêm về vấn đề, nhấn mạnh rằng giá thành logistics quá cao không chỉ tác động lên khả năng cạnh tranh của hàng hóa, mà hơn thế, nó còn trở thành một chướng ngại vật đối với doanh nghiệp của Việt Nam khi thâm nhập thị trường mới.


Không ngoại lệ, Chủ tịch Hiệp hội Logistics ở Hà Nội, ông Trần Đức Nghĩa cũng hết sức đồng tình với suy nghĩ trên, ông tiết lộ thông tin rằng, chi phí logistics ở thời điểm hiện tại của Việt Nam đang chiếm 16,8 đến 17% của tổng giá trị hàng hóa, và con số 20 đến 25% mà doanh nghiệp phải chi trả cũng không hề xa vời đối với một vài mặt hàng. Ông cũng cho hay, thông thường, một container gỗ có giá tầm 20.000 đến 30.000 USD, nhưng trong đó, chi phí chi trả cho logistics lên đến con số 20 đến 30%, tức 4.000 đến 9.000USD! Qua đó để ta thấy, chi phí logistics trong trường hợp này đã ‘ăn ngốn’ hết lợi nhuận của một doanh nghiệp xuất khẩu!

Theo một nguồn thông tin từ Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), chi phí của logistics trên tổng sản phẩm nội địa (GDP) hiện tại ở Việt Nam là 16,8%, trong khi trung bình của thế giới là 10,7%, một con số hết sức kinh ngạc! Để nói riêng trong ASEAN, ở Singapore, mức chi phí logistics này chỉ ở mức 8,5%, Maylaysia là 13% và Thái Lan là 15,5%, cho thấy chi phí này ở Việt Nam cao đáng kể so với các quốc gia khác trong cùng lĩnh vực.


Thực hư nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Theo thông tin của Trưởng ban Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại (VLA), ông Trần Việt Huy tiết lộ một số thông tin về nguyên nhân khiến chi phí logistics trong thị trường Việt Nam đang ở một con số đang lo ngại. Ông chia sẻ, vốn dĩ nguyên nhân chính khiến cho chi phí logistics tăng cao là do đa số các tuyến hàng container ở Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp đến từ nước ngoài! Để xoay chuyển tình thế, việc doanh nghiệp trong nước sở hữu được một phần nhỏ thị phần này là rất cần thiết.


Ngoài ra, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải cũng có bình luận về khả năng cạnh tranh kém của doanh nghiệp logistics Việt Nam so với nước ngoài, cụ thể như sau:

  1. Cơ sở hạ tầng, thương mại, công nghệ thông tin hạn chế: Hạ tầng vận tải và hạ tầng logistics của Việt Nam chưa được đầu tư và phát triển một cách đồng đều với chất lượng cao, thiếu khả năng kết nối với các quốc gia khác trong khu vực. Chính hạn chế này đã gây khó khăn trong việc vận chuyển va giao nhận hàng hóa.

  2. Quy trình hải quan phức tạp: Sự chậm trể trong xử lý hải quan ở Việt Nam vẫn còn được xử lý khá phức tạp, dẫn đến việc tăng thờ gian và chi phí logistics.

  3. Thiếu quy mô và chuyên môn hóa: Hiệu quả và năng suất trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa còn hạn chế do thiếu quy mô và chuyên môn hóa.

Với những nguyên nhân trên, chi phí logistics đã chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu, khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hòa vốn, có nhiều trường hợp chấp nhận lỗ vốn nhằm duy trị mối quan hệ với khách hàng.


Biện pháp khắc phục

Với mục tiêu biến Việt Nam thành một đất nước dẫn đầu về dịch vụ logistics trong khu vực Đông Nam Á, ông chủ tịch VLA Lê Duy Hiệp đã đề ra những biện pháp sau:


  1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Chính phủ cần ưu tiên tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics, bao gồm cả các cảng biển, đường bộ, đường sắt và kho bãi, để cải thiện khả năng vận chuyển và lưu thông hàng hóa bởi lĩnh vực này có rủi ro khá cao và vốn đầu tư cũng khá lớn.

  2. Cải thiện quy trình kiểm tra chuyên ngành: Đơn giản hóa và cải thiện quy trình kiểm tra chuyên ngành để giảm thời gian thông quan hàng hóa và giảm chi phí logistics.

  3. Đầu tư vào hệ thống EDI (hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử): Hệ thống giúp kết nối các bên liên quan như công ty vận tải, kho hàng, hải quản,... thông qua một kênh duy nhất giúp cập nhật thông tin nhanh chóng, giảm thiểu thời gian, chi phí.

  4. Đào tạo và nâng cao chuyên môn: Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp và nâng cao năng lực quản lý trong ngành logistics để tăng hiệu quả và giảm chi phí.

  5. Hợp tác công tư: Khuyến khích hợp tác giữa doanh nghiệp và các đối tác quốc tế trong lĩnh vực logistics để chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và quy trình quản lý hiện đại.

  6. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế: Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và khuyến khích quan hệ hợp tác kinh tế với các nước khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và tăng cường cạnh tranh.

 
 
 

Comentários


©2022 by Duy Hung Logistics

bottom of page